Giặc ở trong bếp nhà ngươi đó!

Gần đây mình đang tìm hiểu về các loại đồ dùng trong bếp để thay thế cho bộ xoong chảo sử dụng gần 5 năm đã trở nên xập xệ ở bếp nhà. Nhờ thế nên mình góp nhặt được rất nhiều thông tin vô cùng hữu ích về các vật dụng không thể thiếu hàng ngày này. Trong đó có những kiến thức khiến mình bàng hoàng nhận ra từ trước đến nay mình đã sai lầm đến thế nào, và nếu không sửa chữa kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả khôn lường cho sức khoẻ của cả nhà. Vì vậy mình muốn chia sẻ cho mọi người để không ai vì thiếu hiểu biết mà vô tình “đầu độc” bản thân và gia đình nữa.

Các món đồ độc hại trong bếp:

  • Nồi/chảo nhôm, giấy nhôm, giấy thiếc

Nhôm là kim loại mềm dẻo, dẫn nhiệt tốt nên rất hay được sử dụng trong căn bếp. Nhưng, nhôm cũng là một chất gây nhiễm độc thần kinh nguy hiểm nếu cơ thể hấp thụ vượt quá ngưỡng cho phép. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh mối liên kết giữa việc hấp thụ quá nhiều nhôm và các bệnh lý về thần kinh như Alzheimer, Parkinson, ALS, và cả ung thư. Các vật dụng bằng nhôm nếu được coating (mạ) không đảm bảo cũng dễ dẫn đến rò rỉ nhôm vào thức ăn nếu lớp coating này bị xước.

Trong bếp thời ông bà, cha mẹ rất dễ tìm thấy nồi nhôm to để nấu nước dùng, hoặc nồi nhôm bé để quấy bột, nấu cháo cho em bé. Thế nhưng hiện tại không có một hãng sản xuất đồ bếp uy tín nào bán nồi nhôm “nguyên thuỷ” mà không có vài lớp stainless steel bọc ngoài chính là vì lo ngại về sự an toàn của vật liệu này.

Giấy nhôm, giấy thiếc (aluminum foil/tin foil) cũng tương tự và thậm chí còn đáng lo ngại hơn vì nó dễ dàng bị rách và bám lại trên thức ăn.

  • Nồi/chảo đồng

Tương tự như nhôm, đồng dẫn nhiệt tốt và là vật liệu làm đồ gia dụng truyền thống. Nhưng cũng tương tự như nhôm, cơ thể sẽ bị nhiễm độc kim loại nặng nếu hấp thụ một lượng quá ngưỡng cho phép. Nếu nồi đồng không được mạ, nó sẽ giải phóng ra đồng khi nấu với các nguyên liệu có tính acid cao như chanh, dấm. Và cả khi đồng được mạ, thường lớp mạ sẽ là kền (nickel), hay một loại kim loại độc khác.

  • Nồi/chảo chống dính

Đây là một chủ đề sẽ khiến nhiều người giật mình. Nhưng nó lại là một thực tế xấu xí không thể chối cãi.

Để tăng tính tiện dụng cho xoong, nồi, nhất là chảo, nhà sản xuất sử dụng các lớp mạ chống dính (non-stick coating). Lớp mạ này có thể chia làm 2 loại chính, PTFE(polytetrafluoroethylene) và mạ sứ (ceramic coating).

PTFE, hay nổi tiếng hơn với tên gọi Teflon - một dòng cookware chống dính của DuPont, là một loại nhựa polymer với tính năng chống dính ưu việt, nhưng đồng thời có độc tính cao và nó sẽ giải phóng chất độc nếu được đun nóng trên 300 độ C (572 độ F). Chất độc này khi bay hơi và bị hít phải sẽ gây ra bệnh cúm Teflon ở người với các triệu chứng như tức ngực, khó thở, viêm phổi, và đặc biệt nguy hiểm với vẹt và một số loài chim.

Teflon sản xuất trước 2013 có chứa PFOA (Peflourooanoic acid), là một chất kịch độc đã được chứng minh có liên quan đến các bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt và buồng trứng. PFOA được tìm thấy trong mẫu máu người và mẫu nước ăn ở rất nhiều nơi trên thế giới do sự phổ biến của xoong chảo chống dính Teflon. Nghiên cứu chỉ ra cơ thể con người phải mất ít nhất 20 năm để đào thải Teflon một khi đã bị nhiễm. Nhưng đáng ngại hơn nữa là hợp chất này không tự phân huỷ trong môi trường tự nhiên nên sẽ để lại sự ô nhiễm kéo dài.

Vì PFOA bị gắn mác chất gây ung thư và bị cấm sử dụng nên Teflon hiện nay đã thay thế PFOA bằng một hợp chất khác tên là GenX. Chất này hiện chưa có kiểm chứng về độ an toàn, nhưng lại có nhiều bằng chứng nghiên cứu trên động vật chỉ ra mối liên hệ giưa GenX và ảnh hưởng của nó đến gan, thận, máu, hệ miễn dịch, và bào thai.

Loại chống dính thứ hai thường được gắn mác “xanh”, và an toàn, chính là mạ sứ (ceramic hay nano-ceramic). Tuy nhiên, sứ chống dính chỉ an toàn khi nó là 100% sứ, và có rất ít brand trên thế giới làm ra dòng sản phẩm 100% ceramic cookware vì dễ vỡ và chi phí đắt đỏ. Còn nếu là mạ sứ, lớp mạ này sẽ chứa nhiều độc tố để đảm bảo sứ bám được trên kim loại làm lõi, ví dụ đơn cử như chì (lead). Hơn nữa, lớp mạ sứ độ bền không được như Teflon nên dễ bị bào mòn nếu sử dụng thường xuyên. Một khi đã bị hư hỏng thì khả năng nhiễm độc chì hoặc kim loại nặng, và cả việc phân tử nano-ceramic trực tiếp bám vào thức ăn đi vào cơ thể người là hoàn toàn có khả năng cao xảy ra.

Tóm lại, để an toàn tuyệt đối thì không nên sử dụng các vật dụng chống dính dù chúng có đắt đỏ hoặc đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên thường xuyên kiểm tra tình trạng xem có dấu vết gì trên bề mặt hay không để thay thế kịp thời. Ngoài ra, không nên dùng lửa lo để chế biến vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng overheated trên 300 độ C. Nếu ngửi thấy có mùi “chảo khét” khi nấu với nhiệt độ quá cao thì cần lập tức thông gió và tắt bếp.

Thật đáng sợ khi nghĩ đến việc các món ăn ngon bổ chúng ta bỏ biết bao công sức nấu nướng chăm chút hàng ngày cho những người thân yêu đã vô tình bị “tẩm độc” bởi chính những dụng cụ dùng để nấu chúng. Vì một nửa sự thật thì không phải sự thật. Chúng ta đã đánh đổi sự tiện dụng bằng chính sức khoẻ của mình hàng ngày mà không hề hay biết.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những vật liệu đảm bảo không độc hại để thay thế, đã được khoa học chứng minh và nhiều đầu bếp uy tín tin dùng như bên dưới.

  • Nồi/chảo 100% ceramic

Như đã giải thích, nồi/chảo 100% ceramic khác với mạ sứ là nó hoàn toàn tự nhiên, không độc hại, không lo bị bong tróc lớp mạ và độ bền cao. Xtrema là một brand hiếm hoi sản xuất loại sản phẩm này.

  • Nồi/chảo stainless steel (thép không gỉ)

Stainless steel là lựa chọn phổ biến của hầu hết các đầu bếp chuyên nghiệp vì nhẹ, bền, khó xước bề mặt. Nếu có kinh nghiệm thì cũng không để lại vết dính khi nấu ăn. Nó tuy không 100% an toàn, có thể giải phóng lượng nhỏ kền và chrom nếu chế biến với thức ăn chứa acid, nhưng đã được kiểm định không gây hại trực tiếp cho sức khoẻ. All-clad là một trong những brand nổi tiếng nhất về stainless steel cookware.

  • Nồi/chảo gang

Nồi gang (cast iron) đã được kiểm chứng không độc hại với cơ thể con người. Dẫn nhiệt tốt, lại vô cùng bền bỉ, dùng nồi gang còn thêm công dụng tăng lượng sắt hấp thụ của cơ thể một cách tự nhiên nữa.

Nồi gang tráng men (enameled cast iron) cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo tính thẩm mĩ chống gỉ sét và độ tiện dụng dễ dọn rửa của vật dụng. Le creuset là brand nổi tiếng nhất về dòng nồi gang tráng men này.

  • Đồ gỗ, thuỷ tinh chịu nhiệt

Thuỷ tinh và gỗ đều có nguồn gốc tự nhiên nên đảm bảo tính an toàn, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên độ chống dính không được xuất sắc và đòi hỏi người sử dụng phải nâng niu gìn giữ hơn.

Nồi xoong chảo là công cụ tuyệt vời của những người yêu bếp. Nhưng nếu không lựa chọn và sử dụng đúng thì ch sẽ trở thành con dao hai lưỡi mang lại những hiểm hoạ khó lường. Mong mỗi chúng ta đều sáng suốt và hiểu biết để có một căn bếp healthy đúng nghĩa, mang lại cuộc sống an toàn dài lâu.

Source: (dịch)

https://brightside.me/inspiration-tips-and-tricks/4-types-of-toxic-cookware-to-avoid-and-4-safe-alternatives-510710/

https://whatscookingamerica.net/LindaPosch/ToxicCookware.htm

https://www.pureandsimplenourishment.com/best-non-toxic-cookware/

Related Posts